-
- Tổng tiền thanh toán:
KỸ THUẬT HÀN GÓC ĐƠN GIẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU HÀN
Kỹ thuật hàn góc là kỹ thuật được nhiều thợ hàn mới quan tâm và tìm hiểu nhiều hiện nay. Hàn góc vuông được ứng dụng rất nhiều trong việc hàn để cho ra mối hàn đạt chuẩn. Và để thực hiện kỹ thuật này hiệu quả bạn cần hiểu được rõ về phương pháp này.
Tác giả: CÔNG TY CỔ PHẦN XNK TNT VIỆT NAM Ngày đăng: 02/06/2023
Trong bài viết hôm nay, TNT VIỆT NAM muốn gửi đến bạn chi tiết thông tin về kỹ thuật hàn góc cũng như cách giúp người mới có thể thực hiện được kỹ thuật này một cách thành thạo nhất. Qua đó, chúng tôi cùng sẽ nếu ra một số lỗi trong quá trình hàn để bạn cải thiện được kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho công việc của mình. Mời bạn cùng Khang An xem ngay nhé!
Hàn góc vuông là gì?
Hàn góc vuông là gì?
Kỹ thuật hàn góc hiểu đơn giản là thao tác hàn giữa 2 vật hàn không cùng nằm trên một đường thẳng. Là mối hàn góc sẽ có tiết diện ngang kiểu hình tam giác để giúp tạo thành một liên kết với nhau.
Ngoài ra, hàn góc vuông còn có thể hiểu là góc hàn giữa 2 vật cần hàn để tạo thành hình chữ T hoặc hai góc liên kết với nhau theo một góc vuông 90 độ đường thẳng đứng.
Điểm nổi bật của kỹ thuật hàn góc
Điểm nổi bật của hàn góc vuông
Kỹ thuật hàn góc là một thao tác có đường hàn góc cạnh có các liên kết thay đổi phức tạp. Phương pháp này không có sự phân bố đồng đều khi thực hiện hàn theo chiều rộng hay chiều dài của vật hàn. Đồng thời khi thực hiện hàn góc thì sẽ có khả năng là đường hàn bị uốn cong và dồn về phía chân hàn.
Nguyên nhân chính là do vị trí có ứng suất tập trung quá lớn. Thế nên, khi tiến hành hàn góc thì sẽ làm ảnh hưởng đến từ cắt, kéo và uốn.
Với kỹ thuật hàn góc thợ hàn có thể chọn tư thế hàn. Ngoài kỹ thuật hàn này ra thì còn có rất nhiều các kỹ thuật hàn khác để phù hợp với từng loại vật liệu và khu vực hàn như: Kỹ thuật hàn gió đá, kỹ thuật hàn que trên thép mỏng, kỹ thuật hàn đứng,...
Cách hàn góc cơ bản cho người mới
Chọn tư thế hàn phù hợp
Chọn tư thế hàn phù hợp
Trước khi tiến hành hàn góc giữa 2 vật hàn, người dùng cần phải lựa chọn một tư thế đứng phù hợp. Với mỗi tư thế hàn thì sẽ có một cách giúp các bạn đặt vật hàn khác nhau:
Hàn bằng: Là tư thế cho vật hàn đặt nằm với vị trí ngang với hồ quang. Sau đó, các bạn sẽ hàn theo hướng từ trên xuống dưới.
Hàn ngang: Là tư thế hàn khi hai vật hàn được đặt sẽ cho kim loại có thể lấp cho bề mặt từ các hướng trên xuống cho bề mặt phẳng ngang hay mặt thẳng đứng.
Hàn đứng: Đây là tư thế hàn cần đặt hai vật hàn theo phương thẳng đứng cùng với đường hàn góc cũng sẽ được đặt theo phương gần đứng.
Hàn trần: Là tư thế hàn hai vật hàn sẽ được đặt tại vị trí được đảm bảo mối hàn sẽ theo phương ngang và đường hàn sẽ là hàn từ dưới lên trên.
Cách hàn sắt góc chuẩn
Các bước hàn sắt góc chuẩn
Sau khi bạn đã có cho mình được tư thế hàn phù hợp và vị trí cũng như vật hàn thích hợp. Bạn chỉ cần đặt vật ở góc 90 độ vuông góc nhau để đảm bảo góc hàn vuông chính xác nhất. Cuối cùng bạn thực hiện hàn bằng các thao tác và kỹ thuật hàn góc phù hợp trên để liên kết mối hàn lại. Hoặc bạn cũng có thể theo dõi một số mẹo bên dưới để có mối hàn đẹp và chuẩn xác hơn như:
- Khi hàn que nên hàn theo một góc từ 30 - 45 độ để hạn chế được vấn đề tạo xỉ nhiều trên đường hàn.
- Chọn dòng hàn sao cho đúng với que hàn bạn dùng hay dựa vào độ dày vật hàn để chọn dòng hàn phù hợp. Đảm bảo được độ ngấu của mối hàn sâu và không bị thủng.
- Nếu trường hợp bạn không xác định được góc vuông thì có thể sử dụng như dụng cụ ke góc nam châm để xác định chính xác góc vuông.
- Nếu bạn hàn chấm bon, không nên để mối hàn nguội rồi mới chấm mà phải tiếp tục chấm để cho mối hàn có sự liên kết hơn.
- Chọn loại máy hàn phù hợp sử dụng được với độ dày vật liệu cần hàn của bạn. Để đảm bảo được tính ổn định và mối hàn đẹp trong quá trình thực hiện hàn.
- Chọn thời gian đốt hồ quang thích hợp, phải đảm bảo que hàn chấm tại vị trí chính giữa đường liên kết giữa hai vật hàn.
Lỗi thường gặp khi hàn góc
Các lỗi thường gặp khi hàn góc
Mối hàn bị nứt
Đối với kỹ thuật hàn góc thì đây là một lỗi vô cùng bình thường và thường xuyên gặp nhất. Vị trí của mối hàn bị nứt thường thấy là trên bề mặt hay trong mối hàn và sự ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Trường hợp mối hàn cho nhiệt độ khác nhau sẽ có các vị trí nứt khác nhau.
Nguyên nhân dẫn đến mối hàn bị nứt: Do có khả năng lan truyền từ mối hàn gây nên. Nếu mối hàn nhỏ bị tình trạng nứt ra mà không có kế hoạch loại bỏ kịp thời. Dần sẽ dẫn đến tình trạng kết cấu bị phá vỡ gây nên nứt mối hàn.
Cách để khắc phục tình trạng nứt mối hàn: Đơn giản bạn có thể dùng các vật liệu hàn phù hợp để lấp mối hàn. Bố trí so le mối hàn để giảm lực liên kết hàn phù hợp. Giữ cho nhiệt liên kết hàn sẽ giúp giảm được tốc độ nguội của vật hàn. Có thể kẹp chặt liên kết trong quá trình hàn và gia tăng việc lấp đầy vật liệu hàn vào khu vực cần hàn.
Mối hàn rỗ khí
Mối hàn bị rỗ khí không đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ
Mối hàn rỗ khí là do trong quá trình hàn khí không kịp thoát ra khiến cho vũng hàn khi cô đặc lại sẽ tạo ra các lỗ khí nhỏ trên bề mặt mối hàn. Một số nguyên nhân khác gây nên rỗ khí khi thực hiện kỹ thuật hàn góc là bề mặt mối hàn đang trong tình trạng ẩm ướt, chiều dài hồ quang lớn mà vận tốc hàn lại quá cao cũng sinh nên rỗ khí. Hay hàm lượng khí có trong vật liệu hay trong kim loại hàn quá cao khiến sinh nên rỗ khí.
Để khắc phục được vấn đề rỗ khí này bạn làm như sau: Không nên gõ xỉ ngay khi vừa thực hiện hàn hay trong khi đang thực hiện hàn, sử dụng thuốc hàn khô không dính ẩm và sử dụng lượng vừa đủ khi hàn. Giảm vận tốc khi hàn vật và điều chỉnh chiều dài hồ quang ngắn lại. Chỉ nên sử dụng lượng khí vừa phải. Chú ý điều chỉnh lại khoảng cách giữa chụp khí với vật liệu hàn.
Lẫn xỉ trong mối hàn
Lẫn xỉ trong mối hàn cũng là một lỗi thường gặp
Mối hàn cho ra bị lẫn xỉ hoặc kẹt xỉ một phần là do người dùng sử dụng kỹ thuật hàn góc nên thường sẽ gặp phải tình trạng này. Rỗ xỉ là nguyên nhân gây nên vấn đề như ảnh hưởng đến độ dẻo dai của mối hàn hay kết cấu của mối hàn.
Nguyên nhân gây nên vấn đề lẫn xỉ: Do chưa làm sạch khu vực bề mặt hàn đã qua hàn nhiều lần, dòng điện sử dụng quá nhỏ không cung cấp đủ để kim loại nóng chảy và tốc độ hàn cao nhưng mà góc độ hàn lại chưa thích hợp.
Cách để khắc phục tình trạng: Làm sạch thật kỹ bề mặt vật liệu trước khi hàn, luôn phải gõ xỉ cho bề mặt đã hàn nhiều lớp thường xuyên, tăng dòng điện hàn lên cao, điều chỉnh chiều dài hồ quang ngắn và mở rộng thời gian ngừng của hồ quang. Cuối cùng thay đổi góc độ hàn, cách di chuyển que và điều chỉnh tốc độ hàn vật liệu phù hợp.
Mối hàn không ngấu
Một số nguyên nhân khiến máy hàn không ngấu
Trong kỹ thuật hàn góc nếu quá trình thực hiện hàn mà giữa vật hàn và vật liệu được hàn không có tính liên kết hay độ ngấu sâu. Thì điều này sẽ dẫn đến tình trạng mối hàn bị nứt. Cụ thể bạn xem qua một số nguyên nhân sau để hiểu rõ vấn đề mối hàn không ngấu như sau:
- Dòng điện hàn không đủ, quá nhỏ nhưng tốc độ hàn lại quá nhanh.
- Chiều dài hồ quang chưa hợp lý hay quá lớn
- Mức điện cực và tốc độ hàn chưa được hợp lý
- Mép hàn chưa phù hợp và góc cần hàn có thể quá nhỏ để que hàn có thể hàn được.
Cách khắc phục mối hàn không ngấu: Đầu tiên trước khi tiến hành hàn phải đảm bảo bề mặt được hàn phải sạch, vát góc cần phải được tăng lên. Chú ý gia tăng và điều chỉnh dòng điện hàn phù hợp và cùng với đó là giảm tốc độ hàn xuống nhé.